.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, December 11, 2012

NHÀ THƠ TRẦN TRƯƠNG – TẠP CHÍ THƠ VIỆT NAM: ÔNG NGUYỄN HOÀNG ĐỨC LẢM NHẢM GÌ ĐẤY?

(nhân đọc bài Văn học mậu dịch cạn vốn hay phá sản trên Blog Lê thiếu Nhơn)

Trần Nhương: Hai ông Đức - Trương đều là bạn bè của tôi. Hai vị trao đổi với nhau cũng là sự thường. Trang nhà đưa bài của Trần Trương lên để nhằm có các góc nhìn khác nhau mà thôi...


Dạ, thưa ông Đức,thật tình lúc đầu tôi không muốn đặt cái đầu đề như thế,song đọc đi đọc lại cái bài ông trả lời phỏng vấn của Hữu Lý thì tôi thấy ông “lảm nhảm” thật.Trong những câu ông nói  hay viết   đều tỏa ra cái mùi bi ai và xổ toẹt!người đọc thấy khó chịu hơn là đồng cảm bởi ông khoe chữ và  kiến thức chưa kịp thẩm thấu vào cái dạ dày “triết lý” của ông.Hơn nữa là   giọng trịch thượng, hình như chỉ có ông mới là chân lý, còn ai đó đều nằm dưới sự soi xét của ông.Ngay cái đầu đề :”Văn học mậu dịch cạn vốn hay phá sản”mà ông hay đặt ra hay người phỏng vấn đặt ra đã không nghiêm túc.Không nghiêm túc bởi đấy là cách nói “lóng” và diễu cợt vô văn hóa.Đấy là một cách phê bình không đứng đắn, trong khi các phát ngôn của ông luôn đòi hỏi sự ngay ngắn , mực thước?
Thực ra sự việc rất đơn giản. Hội Nhà văn Việt nam  đang muốn kiện toàn hệ thống báo chí của mình. Sự sát nhập hai tờ tạp chí “Văn Học Nước Ngoài”và “Nhà Văn” thành một tạp chí mới là Tạp chí “Văn Chương”thì đó là một việc làm và chủ trương rất mạnh dạn của BCH Hội.Qua quá trình hoạt động, Lãnh đạo Hội nhận thấy những vấn đề còn xộc xệch, có nhiều lúc hoạt động chưa hiệu quả, chất lượng ,nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà văn và công chúng, hơn nữa trong lúc này kinh phí của Hội còn hạn hẹp chưa có điều kiện trang trải cho những cuốn tạp chí ấy và còn vài lý do về tổ chức bộ máy, nhân sự v..v.. vì thế hơn lúc nào hết cần tạo ra một mô hình mới và đây cũng là thử nghiệm để tiến tới nâng cao chất lượng của các tờ tạp chí này như mong muốn của các nhà văn và độc giả trong đó có ông Đức luôn có bài “giáo huấn” Hội Nhà văn.
Thật ra văn chương rất khó để so sánh, đánh giá thế nào cho đúng với “tư tưởng”lớn!  Vì thế mà ngay các tác phẩm được giải No-ben rồi mà vẫn có những tranh cãi, chứ đâu đã là toàn bích, nó không như các ngành khoa học tự nhiên.Ví như có người bảo văn học Trung Quốc hiện đại không thể bằng Văn học Trung Quốc cổ đại? Thơ hiện đại TQ làm sao hay bằng thơ Đường?Nói như thế có nghĩa là “Tư tưởng” trong văn học TQ hiện nay đã thụt lùi hay sao?
Mỗi một thời, Văn chương đều có một thứ triết học của nó,  nhưng theo tôi thứ triết học đúng nhất là cái sự trường tồn trong đời sống thường nhật của nhân dân, chứ không phải để làm dáng cho mấy ông triết lý dở hơi mới nhìn vội vàng bằng con mắt chủ quan rồi đem nó ra  bêu riếu vô lối.Sát nhập  hai tạp chí của Hội Nhà Văn VN và tờ báo Văn Nghệ chưa hay thì chúng ta xúm vào viết cho hay đi,Nhà văn chưa tài thì đấy đâu phải là Văn học mậu dịch, làm gì mà phải dẫn chứng cả “Kinh phúc âm” ra để chỉ trích, hình như ông Đức muốn nói cho đã mồm, nào là cỏ héo trên nóc nhà trước khi bị nhổ, rồi Thơ lèo tèo, truyện ngắn quần cộc, và mắng các nhà văn háo danh leo lên vũ trường nghệ thuật, rồi ông lại bảo các nhà văn “sợ sệt”, “Lảng tránh”, “cỏ rác”, rồi sáng tác bằng cảm xúc bồng bột, tùy tiện ..v..v..
Những điều ông Đức nói hay phê bình các nhà văn như trên liệu có ngoa ngôn không?hay ông cố tình khoe cái vốn học vấn nửa vời của ông,chính ông mới là tùy tiện là …cờ rờ..đấy.Tôi cứ quanh quẩn với bóng tôi thì bao giờ lớn được.Triết học cho ta sâu sắc hơn, khoa học hơn, nhưng cũng cho ta lòng vị tha hơn, lớn lao hơn và nhận ra lẽ đời trong sáng thật thà hơn, chứ không để ta lý sự với đời và tức tối với đời, thứ triết học ấy chỉ là tư tưởng của cái “lũy tre làng” hẹp khép cổ hủ và hiềm khích kiểu Chí Phèo mà thôi.
TRẦN TRƯƠNG
(Tạp chí Thơ)
Nguồn: Trần Nhương

3 comments:

  1. Văn nghệ Hà nội như cái ao làng, chật chội, bí bách, chỉ nghe tiếng dế kêu rả rích, đôi khi có chú ểnh ương rững mỡ kêu oàm ọap thì thiên hạ nghe chói tai, thế thôi! Rời khỏi cái ao rù nước đọng ấy đi thôi! Chán đến cổ rồi!

    ReplyDelete
  2. 10 năm không đọc Văn học VN cũng không ảnh hưởng tới trình và dân trí, ông Đức phang là đúng! nhất là khi khá nhiều tạp chí của Hội dùng tiền bao cấp lại càng đáng chê! Đừng ngộ nhận thứ lem nhem, nó chỉ là văn học cán bộ, nối dài của tuyên huấn tuyên văn

    ReplyDelete
  3. Bài của ông Đức rất xác đáng.Ông Trần Nhương nói liều :" cần tạo ra một mô hình mới và đây cũng là thử nghiệm để tiến tới nâng cao chất lượng của các tờ tạp chí này như mong muốn của các nhà văn và độc giả". Những nhà văn và độc giả nào mong muốn cái thư tạp chí sống bằng tiền của dân, in ra chỉ để biếu và khối người được nhận không đọc vứt sọt rác vì nhạt nhẽo, tầm phào, toàn nói chuyện trời ơi đất hỡi...

    ReplyDelete